Địa điểm: Nằm trên địa bàn phường An Hải Bắc
Lý trình: Điểm đầu là đường Đinh Thị Hòa, điểm cuối là đường Phạm Văn Đồng
Chiều dài toàn tuyến: Gồm 02 đoạn tổng chiều dài: 447m
Lộ giới đường:
Đoạn 01: 25m (mặt cắt lòng đường 7,5m; vỉa hè 5m)
Đoạn 02: 16,5m (mặt cắt lòng đường 7,5m; vỉa hè 4,5m)
Tiểu sử nhân vật:
Lê Văn Quý (sinh năm 1917, mất năm 1980), tên thật là Lê Văn Quới, quê ở phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Năm 1937, Lê Văn Quý tham gia cách mạng và được cử là thành viên Ban vận động đón tiếp phái đoàn Justin Godard - đại diện Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp - sang điều tra tình hình Việt Nam. Năm 1939, ông bị địch bắt giam ở Đăk Tô (Kon Tum). Năm 1945, Lê Văn Quý ra tù, tiếp tục tham hoạt động cách mạng và lần lượt giữ các chức vụ: Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Việt Minh, Uỷ viên Uỷ ban Khởi nghĩa thành phố Đà Nẵng. Tháng 9 năm 1945, Lê Văn Quý là Thành uỷ viên lâm thời Đà Nẵng. Năm1946, Lê Văn Quý là Thành uỷ viên - Bí thư Nông dân cứu quốc thành phố Đà Nẵng. Năm 1946, Lê Văn Quý làm Bí thư Khu Đông Đà Nẵng. Năm 1947, ông là Phó Bí thư Ban cán sự thành phố Đà Nẵng; năm 1948 là Tỉnh uỷ viên, Phó Bí thư, rồi Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng. Sau đó, ông được điều động vào công tác ở Liên khu 5, làm Bí thư Đảng bộ Bưu điện Liên khu 5 và được cử đi học lý luận Marx-Lenin ở Trung Quốc.
Năm 1953, Lê Văn Quý về nước và công tác trong ngành công an. Năm 1955, Lê Văn Quý là Thành uỷ viên, Phó Trưởng ty Công an thành phố Hà Nội; sau đó được điều động giữ chức vụ Giám đốc Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phúc; rồi Trưởng ban Quản lý xây dựng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, về sau ông công tác ở Tổng Thanh tra Nhà nước.
Lê Văn Quý được người Đà Nẵng vinh danh qua việc đặt tên đường trên địa bàn quận Sơn Trà vào năm 2003.
Le Van Quy street
Section 01: 25 meters (7.5 meters roadway cross section; 5 meters sidewalk)
Section 02: 16.5meters (7.5 meters roadway cross section; 4.5 meters sidewalk)
Le Van Quy (born in 1917, died in 1980), whose real name is Le Van Quoi, was born in Hoa Hai ward, Ngu Hanh Son district, Da Nang city.
In 1937, Le Van Quy joined the revolution and was appointed as a member of the Campaign Committee to welcome the delegation of Justin Godard - the representative of the French Popular Front Government - to investigate the situation in Vietnam. In 1939, he was captured by the enemy in Dak To (Kon Tum). In 1945, Le Van Quy was released from prison. He continued to participate in revolutionary activities and in turn held the following positions: Member of Viet Minh Front Committee, member of Da Nang City Uprising Committee. In September 1945, Le Van Quy was a temporary member of Da Nang. In 1946, Le Van Quy was a member of the Party Committee - Secretary of the Farmers' National Salvation in Da Nang City. In 1946, Le Van Quy was Secretary of the East Zone of Da Nang. In 1947, he was Deputy Secretary of the Personnel Committee of Da Nang City; In 1948, he was a member of the Provincial Party Committee, Deputy Secretary, and then Secretary of the Da Nang City Party Committee. After that, he was given the position of Secretary of the Postal and Postal Service of Inter-zone 5 and sent to China to study Marxist philosophy.
In 1953, Le Van Quy returned home and worked in the police force. In 1955, Le Van Quy was a member of the Party Committee and deputy head of the Hanoi City Police Company; then was assigned to hold the position of Director of Lam Thao Supe phosphate Factory, Vinh Phuc province; then Head of Construction Management Board of HaBac Nitrogenous Fertilizer Factory, later he worked at the National Inspector General.
Le Van Quy was honored by Da Nang people by naming streets in Son Tra district in 2003.