Nằm trên địa bàn các phường Mân Thái, An Hải Bắc, Phước Mỹ
Điểm đầu là đường Vương Thừa Vũ, điểm cuối là đường Võ Văn Kiệt
Dài 1.930m
30m (mặt cắt lòng đường 15m; vỉa hè 7,5m)
Hồ Nghinh bí danh Ba Phước (thời kháng chiến chống Mỹ), sinh năm 1913 trong một gia đình có truyền thống nho học ở xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Học xong tiểu học ở quê, Hồ Nghinh ra Huế học ở trường Quốc học, cùng lớp với Võ Nguyên Giáp. Do tham gia đấu tranh bãi khóa đòi ân xá Phan Bội Châu, truy điệu Phan Châu Trinh, ông bị bắt và bị kết án tù 2 năm.
Năm 1945, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng 8 năm 1945, được cử làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Duy Xuyên. Năm 1946, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; năm 1947 được bầu làm Phó bí thư Huyện ủy Duy Xuyên. Tháng 01 năm 1949, được bầu vào Tỉnh ủy, một năm sau được cử vào ban Thường vụ Tỉnh ủy, phụ trách Mặt trận Liên Việt Quảng Nam - Đà Nẵng cho đến năm 1954. Sau Hiệp định Genève, được bố trí ở lại hoạt động (trong Ban Chấp hành Tỉnh ủy bí mật); năm 1955 được Khu ủy cử ra miền Bắc bằng con đường hợp pháp. Đến tháng 5 năm 1955, được điều về Ban Liên hiệp đình chiến (gồm cả sĩ quan Pháp và Việt Nam).
Năm 1959, ông trở về chiến trường miền Nam và tham gia chiến đấu cho đến ngày toàn thắng (ngày 30 tháng 4 năm 1975), đã kinh qua các chức vụ Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đà (1962-1972), Ủy viên Thường vụ Khu ủy V, Ủy viên Chủ tịch đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong Đại hội Mặt trận lần thứ nhất (tháng 02 năm 1962). Sau ngày giải phóng, Hồ Nghinh làm Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố Đà Nẵng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng. Trong giai đoạn phục hồi kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh sau năm 1975, với tư cách là Bí thư Tỉnh ủy, ông có công lớn trong việc chỉ đạo cải tạo công thương nghiệp không hoàn toàn theo công thức rập khuôn, giáo điều như nhiều nơi khác và đạt được những thành tích lớn. Trong lĩnh vực nông nghiệp, ông đã thuyết phục được những người lãnh đạo ngành thủy lợi và những quan chức lãnh đạo kinh tế trung ương cho phép xây dựng đập Phú Ninh để giải quyết vấn đề kinh tế, dân sinh của tỉnh Quảng Nam trong điều kiện nguồn vốn xây dựng cơ bản còn rất eo hẹp. Nhờ đó mà nửa tỉnh đất cằn cỗi ở phía nam, rộng 25.000 ha từ một vụ lúa bấp bênh, năng suất thấp thành cánh đồng lúa hai vụ xanh tươi.
Cả cuộc đời cách mạng của ông luôn gắn bó với chiến trường Quảng Nam – Đà Nẵng, là Bí thư Tỉnh ủy gần như liên tục suốt 19 năm (1963-1982). Trong Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương và ở Đại hội toàn quốc lần thứ V, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1982, ông được cử làm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho đến khi nghỉ hưu.
Năm 2006, ông được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 16 tháng 3 năm 2007 tại thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, ở thành phố Đà Nẵng có Quỹ khuyến khích sáng tạo khoa học và công nghệ được mang tên ông với tôn chỉ khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng khoa học và công nghệ của cán bộ, nhân dân đặc biệt là thành viên, hội viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật thành phố, Hội Kinh tế thành phố,… góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Ho Nghinh - alias is Ba Phuoc - was born in 1913 in a family with a tradition of Confucianism in Duy Trinh commune, Duy Xuyen district, Quang Nam province. After finishing primary school in the countryside, Ho Nghinh went to Hue to study at National School, in the same class with Vo Nguyen Giap. Due to his participation in the strike against Phan Boi Chau's amnesty, and the remembrance of Phan Chau Trinh, he was arrested and sentenced to 2 years in prison.
In 1945, Ho Nginh participated in the uprising to seize power in the August Revolution of 1945, he was appointed as Chairman of the People's Committee of Duy Xuyen district. In 1946, he was admitted to the Indochina Communist Party; In 1947, he was elected as Deputy Secretary of Party Committee of Duy Xuyen District. In January 1949, he was elected to the Provincial Party Committee, and to the Standing Committee of the Provincial Party Committee a year later, in charge of the Quang Nam - Da Nang Lien Viet Front until 1954. After the Geneva Agreement, he was assigned to stay in operation (in the secret Provincial Party Committee). In 1955, the Party Committee appointed him to go to the North by legal means. In May 1955, he was assigned to the Joint Armistice Committee (including French and Vietnamese officers).
In 1959, he returned to the southern battlefield and fought until the day of victory (April 30, 1975), and went through many positions of Standing Provincial Party Committee, Secretary of Quang Da Provincial Party Committee (1962-1972), Standing member of Party Committee V, member of the Presidium of the National Front for the Liberation of South Vietnam during the First Front Congress (February 1962). After the liberation day, Ho Nghinh served as Chairman of the Military Management Committee of Da Nang City, Secretary of the Provincial Party Committee of Quang Nam - Da Nang. During the period of economic recovery and healing of war wounds after 1975, as Secretary of the Provincial Party Committee, he had great merits in directing the renovation of industry and commerce, which did not completely follow the stereotyped formula, dogma like other places and achieved great achievements. In the field of agriculture, he persuaded the leaders of the irrigation industry and the central economic leaders to allow the construction of the Phu Ninh dam to solve the economic and livelihood problems of Quang Nam province in the condition that construction capital is still very limited. Thanks to that, half of the province is barren land in the south, 25,000 hectares wide, from a precarious, low-yielding rice crop to a lush two-crop rice field.
His whole revolutionary life was always attached to the Quang Nam - Da Nang battlefields. Ho Nghinh was the Secretary of the Provincial Party Committee almost continuously for 19 years (1963-1982). During the 4th National Congress of the Communist Party of Vietnam, he was elected as an alternate member of the Central Committee and at the 5th National Congress, he was elected as an official member of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam. In 1982, he was appointed Deputy Head of the Central Economic Commission until his retirement.
In 2006, he was awarded the Ho Chi Minh Medal by the President. He died on March 16, 2007 in Da Nang city. Currently, in Da Nang city, there is a Science and Technology Innovation Promotion Fund named after him with the aim at encouraging the research, creativity and application of science and technology of officials and people, especially a member of the City Union of Science and Technology Associations, the City Economic Association, etc., contribute to socio-economic development.