DI TÍCH ĐÌNH AN HẢI (PHƯỜNG AN HẢI TÂY)
Đình An Hải tọa lạc ở phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, Đà Nẵng, có diện tích tổng thể hơn 800m2, là nơi thờ phụng các chư vị thần linh, Thành hoàng bổn xứ; Tiền hiền, Hậu hiền; những người có công và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng An Hải từ xưa đến nay.
Tương truyền, làng An Hải được hình thành vào giai đoạn vua Lê Thánh Tông lập đạo Thừa tuyên Quảng Nam (năm 1471) và người có công đầu trong việc khai phá vùng đất này là bà Hà Thị Thân (Bà Thân) cùng chồng là ông Công Thân. Thành công lớn nhất của các tiên dân làng An Hải chính là việc đắp đê ngăn mặn, biến vùng đất nhiễm mặn bên bờ đông sông Hàn trở thành những cánh đồng lúa nước An Trung, An Thị, An Thượng màu mỡ, và là trung tâm của 07 xã phía hữu ngạn sông Hàn.
Cùng với việc hình thành và ổn định làng xã, đình An Hải cũng được ra đời từ rất sớm, bằng các vật liệu thô sơ. Trải qua thời gian và chiến tranh tàn phá, ngôi đình đã nhiều lần được trùng tu và tái dựng nhưng vẫn giữ được những giá trị kiến trúc truyền thống. Đặc biệt, năm 1827, khi Thoại Ngọc Hầu về thăm quê hương An Hải, ông đã phụng cúng và kêu gọi nhân dân trong làng góp công, góp của để tôn tạo, xây dựng các cơ sở tín ngưỡng của làng, trong đó có đình An Hải. Về sau, để tưởng nhớ công lao của Thoại Ngọc Hầu, nhân dân làng An Hải đã tôn vinh ông là Hậu hiền của làng.
Đình An Hải là địa điểm ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng và là cơ sở hoạt động của lực lượng cách mạng địa phương trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Trong phong trào Cần Vương, nơi đây là trung tâm chỉ huy của nghĩa quân các xã bờ đông sông Hàn. Ngày 26.9.1887, khi giặc Pháp áp giải Nguyễn Duy Hiệu (lãnh tụ của phong trào Nghĩa hội) ra đến bến đò Hà Thân, có một thân binh tên là Phan Văn Đạo định giải thoát cho ông nhưng chẳng may bị giặc phát hiện và xử chém ngay tại đình. Để tưởng nhớ tấm gương anh dũng hy sinh của người anh hùng họ Phan, người dân An Hải đã tôn ông là: “Nhơn thần nghĩa sĩ” và hằng năm tế giỗ vào ngày 10.8 âm lịch.
Trong Cách mạng tháng Tám 1945, đình An Hải là nơi hội họp và huấn luyện chiến đấu của các lực lượng yêu nước, các tổ chức Đảng, Đoàn; là điểm tập trung xuất phát tiến hành đấu tranh cướp chính quyền tại xã An Hải và thành lập chính quyền cách mạng khu Đông. Tháng 12.1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, đình trở thành địa điểm hoạt động của cơ sở cách mạng, là nơi cất giấu vũ khí và quan sát theo dõi tình hình địch trong đồn Thông Mười (cách đình 300m về hướng Bắc) để từ đó tổ chức những đợt tấn công.
Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, đình An Hải là cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng cách mạng. Trong Chiến dịch Mậu Thân 1968 và Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, tại nơi đây, lực lượng cách mạng đã thành lập các bộ phận thông tin tuyên truyền để thông báo và vận động lực lượng địch bỏ hàng ngũ, ra đầu hàng chính quyền cách mạng.
Đình An Hải có diện tích gần 200m2, bố cục mặt bằng có hình chữ Đinh (J) (còn được gọi là kiểu “chuôi vồ”) gồm có 3 phần: phía trước tiền hiên kết hợp lầu chuông, trống; chính điện nằm ngang kiến trúc 3 gian 2 chái; hậu tẩm nối liền phía sau có kiến trúc vòm cuốn, tạo giả lâu.
Hằng năm, tại đình thường diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa, lễ hội như: ngày 02.3 âm lịch (ngày kỵ giỗ Tiền hiền); ngày 10.3 âm lịch (lễ tế Xuân, cầu an cầu an); ngày 06.6 âm lịch (ngày kỵ giỗ Hậu hiền và Thoại Ngọc Hầu); ngày 10.8 âm lịch (lễ tế thu, cầu an, tưởng nhớ anh hùng liệt sỹ).
Đình làng An Hải đã được công nhận di tích Lịch sử - Văn hóa cấp thành phố tại Quyết định số 5878/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Các di tích, địa điểm tham quan lân cận:
- Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu, 15 Hà Thị Thân, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà (cách 1,2 km về phía Nam)
- Đình Mỹ Khê, số 289 đường Nguyễn Công Trứ, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà (cách 1,6 km về phía Tây – Nam)
Trường THCS
DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP THÀNH PHỐ
Trường mầm non
AN HAI COMMUNAL HOUSE (AN HAI TAY WARD)
An Hai communal house is located in An Hai Tay ward, Son Tra district, Da Nang City, with an overall area of more than 800 m2. This is a place to worship the gods, the local Emperor, the pre-sages, the post-sages, people with meritorious services and is a meeting place for cultural activities of Phuoc Truong village community.
Legend has it that An Hai village was formed at the time King Le Thanh Tong founded the Thua Tuyen Quang Nam (1471) and the person who was first discovery of this land was Ms. Ha Thi Than and her husband, Mr. Cong Than. The greatest success of the ancestors of An Hai village was the construction of a dike to prevent salinity, turning the saline land on the east bank of Han River into fertile An Trung, An Thi, and An Thuong wet rice fields. It was also the center of 07 communes on the right bank of Han River.
Along with the formation and stabilization of villages, An Hai communal house was also formed very early, with rudimentary materials. Over time and the destruction of war, the communal house has been restored and rebuilt many times but still retains the traditional architectural values. In particular, in 1827, when Thoai Ngoc Hau visited his hometown An Hai, he donated his money and called on the people to contribute in the construction of the village's religious facilities, including An Hai communal house. Later, to commemorate the merits of Thoai Ngoc Hau, people honored him as the post- sage of the village.
An Hai communal house marked many important historic events and is the base of local revolutionary forces in the resistance wars against foreign invaders.
During the Can Vuong movement, this place was the command center of the insurgents in the communes on the east bank of Han River. On September 26, 1887, when the French invaders escorted Nguyen Duy Hieu (leader of Nghia Hoi movement) to Ha Than wharf, a soldier named Phan Van Dao tried to free him but was discovered by the enemy and executed right at the communal house. To commemorate the heroic example of Phan, the people of An Hai honored him as: "Sage and martyr" and annually held his death anniversary on the 10th of lunar August.
During the August Revolution in 1945, An Hai communal house was the place for meeting and combat training of patriotic forces, Party and Union organizations. It also was the starting point for the battle to seize power in An Hai commune and establish a revolutionary government in the East. In December 1946, the nationwide resistance war broke out, the communal house became the base for revolutionary forces and the store where they hid weapons. They used Thong Muoi post (300m north of the communal house) to observe the enemy and launch attacks.
During the resistance war against the US, An Hai communal house was the secret base of revolutionary forces. In the 1968 Mau Than Campaign and the Spring 1975 Total attack, the revolutionary forces established information and communication department to make notifications and persuade the enemy to surrender.
An Hai communal house has an area of nearly 200 m2, the layout is in the shape of letter Dinh (J) (also known as the "handle of the mallet") including three parts: front porch combined with bell and drum tower; the main hall is horizontal with 3 compartments; and the rear hall at the back was built with arch architecture.
The annual cultural activities and festivals at the communal house are: pre-sage death aniversary on lunar March 2nd; spring and peach praying ceremony on lunar March 10th; post-sage and Thoai Ngoc Hau death aniversary on lunar June 6th; autumn peace praying and hero and martyr commemmorating festival on lunar August 10th.
An Hai village communal house was recognized as a city-level Historic - Cultural relic in Decision No. 5878/QD-UBND dated August 30, 2006 of Da Nang City People's Committee.
Nearby monuments and attractions:
- An Hai village predecessor and Thoai Ngoc Hau worshiping house, 15 Ha Thi Than, An Hai Tay ward, Son Tra district (1.2 km to the South)
- My Khe communal house, 289 Nguyen Cong Tru street, Phuoc My ward, Son Tra district (1.6 km to the Southwest)